ISO 13485 là tiêu chuẩn quy định yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng tại các cơ sở cung cấp dụng cụ y tế và dịch vụ liên ...
GMP (Good Manufacturing Practices) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. ...
Tiêu chuẩn quốc tế mới ISO 45001:2018 về Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề Nghiệp vừa chính thức được ban hành ngày 12/3/2018
Để chuyển đổi từ thói quen làm việc theo bản năng, thiếu quy củ thành một chuỗi quy trình chuẩn mực cần có sự chuẩn bị về nhận thức kỹ lưỡng. ...
Khi đã chuẩn bị nhận thức tốt thì nhân sự cần có hiểu biết có chuyên môn để trở thành mắt xích trong chuỗi quy trình. Tùy thuộc vào đặc thù ...
Với việc Trung Quốc siết chặt kiểm soát thương mại biên mậu và...
Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia (NBC) v...
Giới phân tích kỳ vọng, thời gian tới mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ giảm dần và với sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.
Cụ thể, theo các chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng tôm trong năm 2021, đạt khoảng 730.000 tấn, tăng 4%. Do vậy, nguồn tôm cung cấp ổn định sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục gia tăng thị phần tại các thị trường xuất khẩu.
Các chuyên gia FPTS cũng dự báo, năm 2021, giá bán tôm xuất khẩu khả năng cao sẽ không tăng mạnh, khi nhu cầu tiêu thụ vẫn rất khó dự báo và phụ thuộc rất lớn vào mức độ hồi phục của các kênh tiêu thụ chính. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng, khi sản lượng tôm toàn cầu được dự báo tăng trở lại và cùng với đó là sự phát triển của xu hướng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nhằm giảm bớt rủi ro của các cường quốc xuất khẩu tôm trên thế giới.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, xuất khẩu thủy sản năm 2021 sẽ có kết quả khả quan hơn năm 2020, ước đạt 8,8 tỷ USD, tăng gần 5%.
“Với giả định tình hình dịch bệnh trên thế giới dai dẳng, nhưng mức độ sẽ giảm dần nhờ sự phân phối rộng rãi hơn của vaccine trong năm 2021, các kênh tiêu thụ food services như nhà hàng, khách sạn, casino, khu du lịch,… sẽ dần phục hồi. Giá tôm xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021 sẽ tăng nhẹ khoảng 5%, trung bình đạt 9,6 USD/kg”, báo cáo của FPTS nhận định.
Đối với sản phẩm cá tra, Việt Nam là quốc gia có thị phần xuất khẩu cá tra gần như tuyệt đối trên thế giới, chiếm 95%, năm 2019 (theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới – ITC). Các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Banglades, Myanmar hay Trung Quốc từ lâu đã bắt đầu hoạt động nuôi trồng cá tra, tuy nhiên, do đặc điểm môi trường nước, thời tiết,… thịt cá tra được nuôi tại các khu vực này có đặc điểm là thịt vàng, do đó, không được ưa chuộng tại các thị trường xuất khẩu và mới chỉ được tiêu dùng nội địa.
Sản lượng cá tra nuôi trồng tại Việt Nam cũng được dự báo tiếp tục tăng, trong khi sản lượng và giá bán xuất khẩu phụ thuộc lớn vào sức mua của người tiêu dùng tại các kênh tiêu thụ chính. FPTS kỳ vọng sản lượng cá tra xuất khẩu sẽ phục hồi, nhờ nhu cầu tiêu thụ sẽ ấm dần sau thời gian dài im ắng của các kênh nhà hàng, khách sạn, khu du lịch khi tình hình dịch Covid-19 tại các thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc, Mỹ, EU,… dần được kiểm soát.
Ngoài ra, các chuyên gia cho biết, việc các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam ngày càng nỗ lực tập trung vào sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, đáp ứng các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sẽ góp phần đẩy mạnh giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2021.
Nguồn: www.nbc.gov.vn
Với việc Trung Quốc siết chặt kiểm soát thương mại biên mậu và bắt buộc thực hiện truy xuất nguồn gốc với các nông ...
Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia (NBC) và Tập đoàn CCIC Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác thực...